Phân Biệt Tài Chính Và Ngân Hàng

Làm sao để phân biệt tài chính và ngân hàng

Hình thức các tổ chức cho vay tín dụng thì ngân hàng thương mại, công ty tài chính là hình thức phổ biến ở nước ta. Vậy sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại và công ty tài chính là gì? Từ đó, cá nhân và người vay có thể quyết định lựa chọn nơi vay tín dụng phù hợp. Cùng Apolat tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Làm sao để phân biệt tài chính và ngân hàng
Làm sao để phân biệt tài chính và ngân hàng

Phạm vi hoạt động

Công Ty Tài Chính

  • Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • Thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau: Nhận tiền gửi từ các tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn cho tổ chức; Vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các khoản cho vay, bao gồm cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác; Phát hành thẻ tín dụng, thẻ bao thanh toán, thẻ cho thuê tài chính và các hình thức tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  • Không cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc sử dụng vốn vay để thanh toán.
  • Không nhận tiền gửi dưới 1 năm

Ngân hàng thương mại

Thực hiện mọi hoạt động ngân hàng:

  • Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và tín phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước.
  • Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu và các giấy tờ có giá trị khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; Bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  • Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
  • Cung ứng phương tiện thanh toán.
  • Cung ứng dịch vụ thanh toán.

Vốn pháp định

Công ty tài chính:Có vốn pháp định thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 10/2011/ND-CP, quy định rằng công ty tài chính có vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Ngân hàng thương mại: Vốn pháp định lớn hơn. Theo Nghị định 10/2011/ND-CP, quy định ngân hàng thương mại có vốn pháp định là 3 nghìn tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động

– Công ty tài chính

  • Nhận tiền gửi: Tiền gửi có thời hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác.
  • Vốn vay: Vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
  • Nguồn vốn khác: nhận vốn ủy thác từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Cách huy động nguồn vốn của tài chính và ngân hàng
Cách huy động nguồn vốn của tài chính và ngân hàng

– Ngân hàng thương mại

+) Nhận tiền gửi

  • Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân.
  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn và có mục đích.

+) Phát hành giấy tờ có giá trị: kỳ phiếu, trái phiếu.

+) Vốn vay: Ngân hàng thương mại; Các ngân hàng thương mại khác, vay từ doanh nghiệp, vay thị trường tài chính trong nước, vay nước ngoài.

+) Các nguồn vốn khác

  • Vốn nhận được từ các tổ chức tài chính, ngân sách như vốn tài trợ, đầu tư phát triển…
  • Nguồn vốn được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng như thanh toán hộ khách hàng, chuyển tiền và dịch vụ ngân hàng.

Đặc điểm hoạt động

– Công ty tài chính: Huy động những khoản tiền lớn và chia chúng để cho vay những khoản tiền nhỏ

– Ngân hàng thương mại: Tập hợp các khoản tiền gửi nhỏ để cho vay số tiền lớn.

Thời gian hoạt động

– Công ty tài chính:Thời gian hoạt động tối đa của một công ty tài chính là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời gian hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.

– Ngân hàng thương mại: Trong khi đó, thời hạn hoạt động của ngân hàng lại không được pháp luật quy định.

Ngoài ra, cả công ty tài chính và ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về phân biệt tài chính và ngân hàng. Nếu bạn có những câu hỏi, thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Bên cạnh đó hãy tham khảo thêm về thành lập công ty uy tín bạn nếu muốn tìm hiểu về cách thành lập công ty cho các lĩnh vực này

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Phạm Nhật Tiến Duy

Phạm Nhật Tiến Duy

Chứng khoán hình thức đầu tư với nhiều tiềm năng thu lợi nhuận cao nhưng cũng có nhiều rủi ro lớn tiềm ẩn. Nếu biết cách đầu tư thông minh thì các nhà đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận kinh doanh thành công về tay mình. Mọi kiến thức về lĩnh vực này sẽ được đơn giản hóa dễ hiểu cùng với Duy Index qua website stocktables.com.

Bài viết liên quan